Đã bao giờ bạn gặp trường hợp đế giày bỗng dưng phát ra tiếng kêu khó chịu. Nghiêm trọng hơn là lúc bạn di chuyển. Vậy bạn nên làm gì trong trường hợp này? Phải làm gì để khắc phục hiệu quả tình trạng đế giày đi bị kêu? Cùng Biti’s tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!

Nguyên nhân khiến đế giày đi bị kêu

Sau đây là một vài nguyên nhân gây ra hiện tượng đế giày bị kêu thường gặp nhất:

  • Ma sát giữa bàn chân và đế giày. 
  • Giày bị hở keo dán. 
  • Giày da còn mới. 

Cho dù lý do là gì thì hiện tượng này là một lỗi khá phổ biến, đặc biệt ở các loại giày da. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tự mình khắc phục nhanh chóng ngay tại nhà bằng một số nguyên liệu đơn giản. Nào, cùng tìm hiểu chi tiết hơn ở phần sau nhé!

Biết nguyên nhân đế giày kêu giúp bạn có hướng xử lý thích hợp.

TOP cách làm đế giày không kêu hiệu quả tại nhà

Dưới đây là một số giải pháp xử lý vấn đề đế giày kêu khi đi mà bạn có thể tham khảo ngay: 

Xịt keo silicon

Keo silicon có tác dụng dán kín lại đế giày và phần thân giày bên trên. Từ đó loại bỏ tiếng cót két ở phần đế giày khi di chuyển, cũng như hạn chế nước thấm vào đế và làm bung đế nếu phải đi dưới trời mưa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bạn không nên dùng sản phẩm gốc dầu trên giày có chất liệu da lộn vì bề mặt nhám của da có thể bị bong tróc. 

Mời Bạn Tham Khảo: Giải đáp thắc mắc “giặt giày da bằng máy có được không”

Rắc bột vào đế giày

Bạn có thể rắc một chút phấn rôm em bé, bột ngô, bột nổi… ở vị trí đế giày. Sau đó, lắc đều đế giày để bột phủ kín các lỗ hổng gây ra tiếng kêu. Lúc này, bột sẽ hút bớt độ bẩm bên trong đế và giảm tiếng ồn do ma sát giữa đế và đệm lót. 

Rắc bột vào đế giày là cách làm đế giày không kêu hiệu quả.

Dán keo dán đế giày

Tiếng kêu xuất hiện ở đế giày có khả năng xuất phát từ lớp keo dán đế bị bong tróc. Điều bạn nên làm là sử dụng một ít keo siêu dinh (Super Glue) hoặc keo cao su (Rubber Cement) đi viền toàn bộ phần đế bên ngoài. Sau đó, dùng tay giữ và ấn nhẹ một lát để keo kết dính đế giày nhé. 

Lưu ý: Không áp dụng cách làm này với giày làm từ chất liệu chống thấm Urethane. 

Làm khô giày bằng giấy báo

Nếu nguyên nhân giày phát ra tiếng kêu khi di chuyển là do bị ẩm, có nước thì bạn hãy nhanh chóng thấm hút hết toàn bộ lượng nước còn sót lại trong giày. Cách thực hiện rất đơn giản, đó là bạn lấy một ít giấy báo, tốt nhất là giấy trắng), vò viên rồi nhét vào bên trong giày, càng nhiều càng tốt. Tiếp đến, đặt giày ở nơi khô ráo, thoáng mát và có nắng để tăng tốc độ thấm nước. 

Làm khô giày bằng giấy báo giúp hạn chế tiếng kêu khi đi giày.

Sử dụng sản phẩm vệ sinh giày da thuộc (Saddle Soap) 

Nếu đôi giày của bạn làm từ da thuộc, bạn có thể thử bôi Saddle Soap dưới đế giày. Loại xà bông này cam kết không làm hỏng phần da, mà còn loại bỏ tiếng kêu từ đế giày nhanh chóng và tạo độ bóng tự nhiên cho giày. Thế nhưng, đừng sử dụng Saddle Soap nếu da giày là chất liệu da lộn. 

Sử dụng cốt giày (Shoe Tree) chống ẩm

Cốt giày là dụng cụ nhét vào giày thay cho giấy báo nhằm mục đích hút ẩm tối đa. Theo đó, bạn nên ưu tiên dùng cốt giày làm từ gỗ tuyết tùng vì loại gỗ này có khả năng hút ẩm tốt nhất. 

Thử mang tất

Độ ẩm từ mồ hôi chân có khả năng gây ra hiện tượng đế giày kêu tiếng cót két trong lúc di chuyển. Nhằm khắc phục hiệu quả tình trạng này, bạn hãy mang thêm tất trước khi mang giày thử nhé. 

Mời Bạn Tham Khảo: 6 cách khắc phục giày da bị nứt đơn giản mà hiệu quả

Mang tất cùng giày cũng là một cách giảm tiếng ồn khi đi giày.

Làm phẳng lưỡi giày

Nếu phần lưỡi giày ma sát với phần bề mặt bên trong giày thì có khả năng gây ra âm thanh cót két khó chịu. Trong trường hợp này, bạn hãy làm nhẵn và phẳng bề mặt lưỡi giày bằng cách lấy một mẩu giấy nhám loại mịn hoặc đồ giũa móng tay chà lên lớp mép ngoài của lưỡi giày. Nếu bạn không tìm được các dụng cụ như thế, bạn cân nhắc dán băng keo thể thao (Athletic Tape) vào các mép lưỡi giày để phủ kín vị trí ma sát với bề mặt trong giày. 

Hướng dẫn cách bảo quản giày tốt nhất cho người mới

Nếu muốn hạn chế tối đa mọi lỗi khó chịu khi sử dụng giày thì bạn đặc biệt ghi nhớ một số lưu ý bảo quản sau:

  • Bôi dầu vào đường viên xung quanh giày (điểm nối giữa phần da giày và đế giày). Tuy nhiên, chỉ bôi một lượng vừa đủ, tránh làm ố vết giày. 
  • Nếu gót bị lỏng thì hãy mang đôi giày đến cửa hàng để giảm bớt tiếng kêu cót két một cách hiệu quả. 
  • Chỉ chọn mua giày từ đơn vị cung cấp uy tín và kiểm tra chất lượng cẩn thận. Qua đó không chỉ hạn chế tiếng kêu khó chịu khi mang giày, mà còn đảm bảo độ bền màu và tính thẩm mỹ tối đa cho lớp da.
  • Nếu đôi giày bị ướt, bạn phải nhanh chóng làm khô ngay lập tức, tránh làm giày nổi mốc, mùi hôi và gây ra tiếng kêu cót két. 

Qua chia sẻ trong bài viết, mong rằng bạn đã biết cách làm đế giày không kêu nữa. Trong trường hợp đã thử hết những phương pháp gợi ý kể trên, nhưng kết quả không mấy khả quan, bạn nên mang đôi giày đến cửa hàng sửa chữa tin cậy để sửa chữa hiệu quả bạn nhé.